Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng

17:42 - 27/06/2020

Bệnh viêm dạ dày – tá tràng là một bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phân bổ đều ở nam và nữ. Trong giai đoạn bệnh mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Tuy nhiên, khi để bệnh viêm dạ dày – tá tràng sang giai đoạn mạn tính hoặc có biến c

Hoàng Minh Châu Hưng Yên Chính Thức Đạt Chứng Nhận FDA cho Sản Phẩm Nghệ – Bước Ngoặt Đưa Nông Sản Việt Nam Vươn Ra Thế Giới
THÔNG BÁO THAY ĐỔI MẪU BAO BÌ SẢN PHẨM TINH BỘT NGHỆ HOÀNG MINH CHÂU HƯNG YÊN (Túi zip 500g)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIỆM THU DỰ ÁN CÂP BỘ
ĐÓN TIẾP ĐOÀN KHÁCH ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NEPAl
Đón tiếp đoàn khách đến từ Giang Tô Trung Quốc

Triệu chứng viêm loét dạ dày.

Với những trường hợp điển hình (đa số): Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau quặn thắt kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu tại vùng thượng vị. Cơn đau khu trú tại một vùng và thường có tính chu kỳ lặp đi lặp lại vào một giờ nhất định. Điển hình trong bệnh viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện từ 1-3 giờ sau khi ăn, còn trong bệnh loét tá tràng thì cơn đau sẽ thường xuất hiện từ 3-5 giờ sau khi ăn.

Nếu người bệnh dùng thuốc antacide, uống sữa ấm thì cơn đau sẽ giảm. Trường hợp người bệnh ăn đồ chua, có tính acid cao thì cơn đau sẽ tăng nặng hơn. Cơn đau cũng có tính chất chu kỳ vì nó thường tái phát vào mùa lạnh.

Một số trường hợp không điển hình (không phổ biến): Người bệnh có các cơn đau không liên quan đến bữa ăn, cơn đau cũng không có tính chu kỳ hoặc có trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng nào.

Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ mang tính chất gợi ý chứ không thể thay thế các thủ thuật chẩn đoán chuyên khoa. Trong thăm khám, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số triệu chứng khác để việc chẩn đoán được chính xác nhất.

Hầu hết những người bị bệnh viêm loét đều mắc phải một số dấu hiệu điển hình như sau. Cân nhắc tới bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm nếu bạn gặp phải một số triệu chứng viêm loét dạ dày này.

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng viêm loét dạ dày chính biểu hiện là những cơn đau đột ngột dữ dội xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói. Đau cũng có thể âm ỉ mỗi ngày vào lúc nửa đêm, rạng sáng. Đau nhói có lúc lan ra sau lưng và quặn lên từng cơn. Mức độ nghiêm trọng và thời gian đau còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể kéo dài từ vài phút đến vài tiếng. Bạn có thể cảm thấy đau đớn như thiêu đốt vùng bụng hoặc như bị dao đâm. Những cơn đau này có thể được tạm xoa dịu bằng thức ăn hoặc thuốc uống kháng axit OTC.
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua gây rát thượng vị: Dấu hiệu này thường gặp trong thời kỳ đầu mắc bệnh. Tuy nhiên chứng ợ nóng gây rát thượng vị thì sẽ thường xuyên gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hơn.
  • Đầy bụng, buồn nôn và nôn: Dạ dày bị tổn thương khiến cho việc tiêu hóa kém gây tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu. Kèm theo đó là chứng buồn nôn và nôn khi dung nạp quá nhiều thức ăn mà dạ dày không kịp tiêu hóa.
  • Mất ngủ: Bụng đầy hơi, cảm giác nặng nề khiến cho người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, trường hợp bụng đói và đau lúc nửa đêm cũng là gây ra hiện tượng mất ngủ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thường dễ gặp phải ở người bệnh viêm loét dạ dày do quá trình tiêu hóa không ổn định.
  • Sút cân đột ngột: Khi bộ máy tiêu hóa gặp vấn đề thì không thể tổng hợp được chất dinh dưỡng do cơ thể gây nên tình trạng giảm cân, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

8 nguyên nhân viêm loét dạ dày điển hình.

Ngoài ra, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng còn gây ra bởi những nguyên nhân chủ quan như: Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm (chiếm đến 25% trong tổng số trường hợp), thói quen sinh hoạt không điều độ, tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài, nghiện chất kích thích, rượu bia…

  1. Vi khuẩn H.p: vi khuẩn này có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người kia thông qua các dụng cụ ăn uống, sinh hoạt thường ngày,…
  2. Nguyên nhân do di truyền
  3. Dùng thuốc chống viêm không steroid
  4. Viêm loét dạ dày do uống rượu bia
  5. Hội chứng Zollinger-Ellison
  6. Thường xuyên stress, căng thẳng
  7. Ăn quá nhiều muối
  8. Lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm

Những nguyên nhân kể trên là những nguyên nhân thường gặp nhất, người bệnh cần thật cẩn trọng. Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tới các bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm phù hợp.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm loét khi chưa có biến chứng cũng gây suy giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Đây cũng là căn bệnh khó điều trị dứt điểm, nếu bất cẩn người bệnh có thể phải chịu đựng những cơn đau do viêm loét hành hạ liên tục.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày như thế nào?

  • Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh như ibuprofen, aspirin, naproxen…
  • Không được uống quá 2 ly đồ uống có cồn, cafe mỗi ngày, bỏ hút thuốc lá.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn các loại thực phẩm được nấu chín, an toàn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ và nên ăn các thức ăn mềm.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá…
  • Hạn chế các thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều giàu mỡ….
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đơn giản như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…

Để đảm bảo việc điều trị hiệu quả và an toàn, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất với mình. Đồng thời, chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra tốt nhất.

 

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà lại có khả năng chữa bệnh viêm loét dạ dày nếu biết cách sử dụng. Người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm sau đây để hỗ trợ điều trị viêm loét hiệu quả và lành tính.

  • Thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm kích thích cho dạ dày, bao gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng,…
  • Thức ăn làm giảm tiết dịch acid như: Cơm, bánh mì, xôi, cháo, khoai lộc, thịt – cá hấp,…
  • Thực phẩm làm lành tổn thương tại các vết loét dạ dày: Tôm, cá, bắp cải, súp lơ… Những loại này chứa nhiều kẽm, protein và vitamin u giúp vết thương chóng lành.
  • Bổ sung các loại vitamin A,B,D,K và khoáng chất canxi, kẽm, magie, acid folic,… từ các loại rau màu xanh đậm và màu đỏ, hoa quả, ngũ cốc.

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh thông tin về viêm loét nên ăn gì, người bệnh cũng cần nắm được các loại thức ăn có hại cho dạ dày cần tuyệt đối tránh xa.

  • Các thực phẩm làm hại niêm mạc dạ dày: Tỏi ớt, cà phê, chè đặc, rượu, bia,…
  • Thức ăn có độ axit cao: Chanh, cam, quýt và các trái cây vị chua khác, dấm, mẻ, nước ngọt có ga,…
  • Thức ăn cứng hoặc có gai gây tổn thương dạ dày: Thịt nhiều gân, củ quả sống, rau nhiều xơ,…
  • Thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày: món rán, thức ăn nhiều giàu mỡ, nước sốt thịt – cá,…

Lưu ý :

Không chỉ cần nắm được bệnh viêm loét nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng cần phải lưu ý ăn uống đúng cách bảo vệ dạ dày tốt nhất.

  • Đồ ăn cần được thái nhỏ, nấu chín mềm, nên hấp, luộc hạn chế chiên rán.
  • Không ăn thức ăn quá khô, nên chan canh và uống thêm nước khi ăn.
  • Nhai thật kỹ thức ăn để gia tăng tiết nước bọt trung hòa axit đồng thời nhai kỹ cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng dạ dày quá căng cứng và phải tiết nhiều acid.
  • Nên ăn đồ nóng để dễ tiêu hóa và hấp thụ.
  • Sau khi ăn cần nghỉ ngơi tại chỗ tránh lao động nặng, chạy nhảy.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc sinh hoạt khoa học ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng stress,… Để nắm rõ tình trạng của mình, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và các phương pháp xử lý kịp thời.

Viêm loét dạ dày có chữa được không, thuốc chữa nào hiệu quả.

Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm loét có khả năng điều trị thành công cao khi được phát hiện ở giai đoạn sớm. Giai đoạn sớm là khi người bệnh thấy những dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo đầu tiên của bệnh thông qua những cơn đau cấp (đã đề cập ở phần triệu chứng). Chỉ cần nắm bắt được giai đoạn này, người bệnh được thăm khám sớm thì điều trị rất nhanh chóng và dễ dàng mà không để lại di chứng về sau. Bệnh viêm loét dạ dày sẽ ngày càng khó chữa hơn nếu bệnh càng để lâu, bệnh đã phát triển thành mãn tính hoặc bệnh đã có những biến chứng khó điều trị hơn.

Thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, sự đáp ứng điều trị. Hiện nay, có nhiều phương pháp, bài thuốc chữa bệnh này từ tây y, đông y, chữa mẹo, phẫu thuật… tùy theo tình trạng cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

Cách chữa viêm loét dạ dày.

Chữa viêm loét dạ dày bằng Nano Curcumin Hoàng Minh Châu Hưng Yên

Curcumin là một dược chất quý có củ nghệ vàng đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá là một trong những dược chất có tác dụng chống viêm, chống ôxy hóa mạnh, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh trong y học và nâng cao sức khỏe. Để tăng tính hấp thụ các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế Curcumin ở dạng Nano. Hạt Curcumin được biến đổi thành các hạt Nano có khả năng hòa tan và dễ hấp thu vào máu, giảm thời gian điều trị, tăng cường tính sinh khả dụng.

Sản phẩm Nano Curcumin Hoàng Minh Châu Hưng Yên là dòng sản phẩm cao cấp được chiết xuất từ củ nghệ Chí Tân Khoái Châu Hưng Yên trên dây truyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Sản phẩm được bổ sung thêm các hoạt chất như tam thất, fucoidan, tinh chất tiêu đen… nhằm tăng khả năng chuyển hóa và hấp thụ vào cơ thể.

CÔNG DỤNG:

-           Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày, hành tá tràng

-           Tăng cường chức năng gan, thận

-           Phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

-           Giúp bổ máu, nhanh lành vết thương.

-           Tăng đề kháng cơ thể.

Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên. Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau 1 giờ.

Chữa viêm loét bằng tinh bột nghệ.

Nghệ vốn là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong dân gian. Theo nghiên cứu khoa học, củ nghệ có chứa rất nhiều thành phần tốt như vitamin E, C, K, chất xơ, natri, canxi, magie, kẽm… các chất chống oxy hóa, hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn. Ngày nay, hoạt chất curcumin chiết suất từ củ nghệ được nhắc đến nhiều hơn với khả năng kháng viêm, làm lành vết viêm loét, ức chế tế bào ung thư, chống lại 65 chủng vi khuẩn Hp (nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét ).

Curcumin được sử dụng tốt nhất khi nghệ được chế biến thành dạng tinh nghệ. Vậy việc sử dụng tinh nghệ trong chữa viêm loét dạ dày như thế nào?

  • Cách 1: Dùng 2 thìa tinh bột nghệ hòa với 250ml nước ấm rồi uống. Nếu khó uống có thể cho thêm 1 thìa mật ong hoặc sữa.
  • Cách 2: Trộn đều 120g tinh nghệ và 60g mật ong. Vo thành từng viên nhỏ, mỗi viên khoảng 5g. Bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Nếu viêm loét nhẹ, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 3 viên, liên tục trong 10 ngày. Nếu viêm loét nặng nên dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3-5 viên, liên tục trong 40 ngày.

Chữa viêm loét dạ lá mơ lông.

Lá mơ lông có vị đắng, mùi hôi, tính mát, có công dụng sát trùng, thanh nhiệt giải độc, trừ phong hoạt huyết, tiêu thũng. Theo nghiên cứu hiện đại, trong thành phần lá mơ lông có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, làm lành vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày và giảm một số triệu chứng của bệnh. Các cách chữa viêm loét dạ dày bằng lá mơ lông như sau:

  • Cách 1: Dùng 20-30 lá mơ lông rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt uống ngày 1 lần. Dùng liên tục nhiều ngày.
  • Cách 2: Rửa sạch, thái nhỏ một nắm lá mơ lông cho vào bát đánh với 3 quả trứng gà, nêm nếm thêm gia vị rồi đem chiên lên. Tuần ăn 3 lần.
  • Cách 3: Lấy 1 nắm là mơ lông rửa sạch, thái sợi nhỏ. Gừng cạo bỏ vỏ, thái sợi. đánh lá mơ lông, gừng với 2 quả trứng gà. Cho vào nồi hấp cách thủy. Tuần ăn 2 lần.

Chữa viêm loét bằng mật ong.

Trong mật ong, ngoài chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe còng chứa rất nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo collagen, làm lành vết viêm loét ở dạ dày – tá tràng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn ở dạ dày. Cách chữa viêm loét bằng mật ong như sau:

  • Dùng mật ong và gừng: Lấy 300gr gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh. Đổ thêm 200ml mật ong sao cho ngập gừng, đậy kín nắp, ngâm 7-10 ngày. Ngày dùng 2-3 lát sau khi ăn. Hoặc cũng có thể thái lát gừng rồi hãm trong nước sôi, khuấy thêm 1 thìa mật ong rồi uống.
  • Dùng mật ong và tỏi: Tỏi bóc vỏ, đập dập, cho vào lọ thủy tinh rồi đổ ngập mật ong, đậy kín trong 1 tháng. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê tỏi mật ong pha với nước ấm, uống liên tục trong 7 ngày.